Theo thông tin được đại diện Facebook tại Việt Nam đưa ra ngày 22/3, những điều đã xảy ra với Cambridge Analytica (công ty phân tích dữ liệu này đang bị cáo buộc sử dụng thông tin cá nhân phi pháp liên quan đến 50 triệu người dùng tại Mỹ – PV) đã làm giảm niềm tin của người dùng dành cho Facebook trong việc bảo vệ những dữ liệu họ chia sẻ.
Sau sự việc, trong bài đăng mới nhất của Mark Zuckerberg, Facebook đã công bố sẽ đẩy mạnh hành động loại bỏ tình trạng lạm dụng thông tin người dùng có thể đã xảy ra như vừa qua và nâng cao khả năng bảo vệ tốt hơn, ngăn chặn việc này xảy ra trong tương lai.
"Mọi người dùng Facebook để kết nối với bạn bè và những người khác thông qua nhiều ứng dụng khác nhau. Nền tảng Facebook giúp những ứng dụng này được chia sẻ - nhờ đó, lịch của bạn có thể hiển thị ngày sinh nhật của bạn bè và nhiều lợi ích khác nữa. Để làm điều này, chúng tôi cho phép mọi người đăng nhập vào các ứng dụng và chia sẻ bạn bè họ là ai cùng một số thông tin của họ", Facebook cho hay.
Mạng xã hội này cũng nhấn mạnh: "Ngày càng có nhiều cách thức sử dụng nền tảng Facebook mới, do đó, chúng tôi đã xây dựng và củng cố các quy định. Chúng tôi yêu cầu các nhà phát triển ứng dụng cần nhận được sự cho phép của người dùng trước khi kết nối với dữ liệu cần để chạy ứng dụng của họ - ví dụ, khi một tấm ảnh được chia sẻ với ứng dụng, nó cần được cho phép từ người dùng trước khi truy cập vào thư viện ảnh của họ".
Trong những năm qua, Facebook đã giới thiệu thêm nhiều lớp bảo vệ, như năm 2014 bắt đầu xem xét các ứng dụng yêu cầu những dữ liệu nhất định trước khi chúng có thể khởi chạy, giới thiệu các cảnh báo chi tiết hơn để mọi người quyết định thông tin nào có thể chia sẻ với các ứng dụng.
Những hành động này đã giúp ngăn bất kỳ ứng dụng như ứng dụng của Aleksandr Kogan có thể truy cập quá nhiều dữ liệu hiện nay.
Tiếp tục đưa ra cam kết, trong thông tin đưa ra ngày 22/3, Facebook cũng công bố một số hoạt động trong thời gian tới để bảo vệ người dùng, cụ thể:
Tiến hành rà soát nền tảng
Rà soát tất cả các ứng dụng đã truy cập vào một lượng lớn thông tin kể từ trước thời điểm mạng xã hội này thực hiện thay đổi trên nền tảng của mình vào năm 2014 nhằm giảm quyền truy cập dữ liệu, tiến hành kiểm tra toàn diện các ứng dụng có hành vi đáng ngờ.
Nếu phát hiện ra nhà phát triển nào lạm dụng các thông tin nhận diện cá nhân, Facebook sẽ ra lệnh cấm họ tiếp tục hoạt động trên nền tảng.
Thông tin đến người dùng về các dữ liệu bị sử dụng sai mục đích
Facebook sẽ thông báo tới những người dùng bị lạm dụng thông tin từ các ứng dụng vi phạm. Điều này bao gồm giúp người dùng nhận thức về việc dữ liệu của họ đã có thể bị truy cập thông qua ứng dụng “thisisyourdigitallife”.
" alt=""/>Đại diện Facebook tại Việt Nam: Facebook sẽ thắt chặt bảo vệ tài khoản người dùngNếu thấy chữ "BFF" này nổi màu xanh thì đó là điều đảm bảo tài khoản của bạn đang được bảo vệ an toàn, nhưng nếu "BFF" vẫn màu đen như thường thì có nghĩa là tài khoản đã bị ai đó theo dõi hoặc đã bị ai đó hack, và trường hợp này bạn được khuyên đổi mật khẩu ngay.
Rất nhiều thành viên cư dân mạng đã tham gia kiểm tra theo cách này, và sau đó chia sẻ ra cho bạn bè mình tạo thành trào lưu rầm rộ trên Facebook. Nhưng liệu BFF có phải là công cụ kiểm tra như được tuyên truyền?
![]() |
![]() |
"BFF" thực chất là từ khoá của Facebook để tạo ra hiệu ứng 2 bàn tay đập tay "high five", một hành động ăn mừng thể hiện sự kết nối giữa 2 người bạn. "BFF" là viết tắt của Best Friends Forever, có nghĩa là "mãi mãi là bạn tốt nhất".
" alt=""/>Giải mã trào lưu gõ BFF để kiểm tra an toàn FacebookTrao đổi tại sự kiện tọa đàm ứng dụng công nghệ 4.0 vào công tác điều trị, khám chữa, quản lý bệnh viện và công bố giải pháp FPT.eHospital phiên bản mới được FPT tổ chức chiều nay, ngày 19/3/2018, PGS.TS. Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục CNTT - Bộ Y tế nhận định, CNTT ngày nay đang phát triển rất mạnh mẽ, len lỏi vào từng góc cạnh của đời sống, thậm chí là trong túi áo, túi quần mọi người cũng đều có vật dụng ứng dụng CNTT. Giờ đây nếu một ngày nào đó không có thiết bị CNTT, có lẽ chúng ta sẽ không chịu được. CNTT đang chi phối mọi hoạt động của xã hội và ngành Y tế cũng không đứng ngoài cuộc trong xu thế phát triển của CNTT.
Theo ông Trần Quý Tường, ứng dụng CNTT có thể phân thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là ứng dụng trong các thiết bị y tế như công nghiệp dược, có nhiều máy móc hiện đại và hiện đang phát triển rất mạnh các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán, điều trị… Mảng thứ hai là ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành hoạt động y tế. Thị trường y tế hiện nay rất phong phú.
Thời gian vừa qua, ngành y tế cũng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong ứng dụng CNTT quản lý ngành. Phải nói rằng, với hai năm 2016 - 2017, Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã kết nối được 99,5 % cơ sở khám chữa bệnh với hệ thống giám định Bảo hiểm Y tế. “Trong khi đó Nhật Bản - Hàn Quốc mất khoảng 10 - 20 năm, Việt Nam chúng ta chỉ mất 2 năm để triển khai. Một mặt là do chúng ta làm sau, có kinh nghiệm, khắc phục được tất những tồn tại, hạn chế mà các nước triển khai trước đã gặp phải. Lý do thứ hai là hệ thống của chúng ta là hệ thống thống nhất tập quyền từ Trung ương đến địa phương. 95% hệ thống y tế của Việt Nam là công lập; trong khi tại Nhật, Hàn Quốc 90% hệ thống y tế là tư nhân”, ông Tường cho hay.
Người đứng đầu Cục CNTT, Bộ Y tế chia sẻ thêm: “Khi chúng tôi bắt đầu triển khai, nhiều chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản khuyên chúng tôi chưa nên triển khai bệnh án điện tử. Các bạn Nhật Bản nghiên cứu rất kỹ, rất thận trọng và đã khuyến cáo Việt Nam chưa thể thành công. Ngay đến tận giờ, các bạn Nhật Bản vẫn khuyên Việt Nam chưa nên triển khai bệnh án điện tử. Thế nhưng chúng ta vẫn làm được!”.
Ông Trần Quý Tường cũng cho biết, ngành y tế đã tiếp cận CNTT từ rất sớm. Ngay từ những năm 2000, ngành y tế đã tiếp cận với CNTT và có nhiều văn bản quy phạm pháp luật về CNTT, như thành lập Ban chỉ đạo khắc phục sự cố Y2K. Đến nay, có thể nói ngành y tế là một ngành có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và tài liệu chuyên môn về ứng dụng CNTT đi sớm và tương đối đầy đủ.
" alt=""/>99,5% cơ sở khám chữa bệnh đã kết nối với hệ thống giám định Bảo hiểm Y tế